Rơ le là bộ phận không thể thiếu của máy nén khí, nó đảm bảo cho máy nén khí được hoạt động một cách ổn định. Hiện nay, có rất nhiều loại rơ le khác nhau, mỗi loại tương ứng với một dòng máy nén khí nhất định. Tuy nhiên, rơ le máy nén khí 3 pha là loại linh kiện được ưa chuộng nhất.
Vậy rơ le máy nén khí 3 pha có công gì? Cách điều chỉnh rơ le máy nén khí 3 pha như thế nào??
Rơ le máy nén khí 3 pha là gì?
Rơ le máy nén khí 3 pha hay còn có tên gọi khác là công tắc áp suất máy nén khí là một linh kiện tự động có khả năng tự ngắt hoạt động nén khí của máy khi lượng khí đạt tới áp suất cho phép, nhằm đảm bảo sự hoạt động của máy nén khí được ổn định.
Hay nói một cách khác, trong quá trình làm việc nếu áp suất khí lên quá cao thì rơ le sẽ tự động tắt để dừng hoạt động. Ngược lại, khi áp suất khí xuống quá thấp thì rơ le cũng sẽ tự động mở lại để máy nén hoạt động.
Cấu tạo rơ le máy nén khí 3 pha
Một bộ rơ le được lắp đặt trong máy nén khí có cấu tạo gồm:
+Thân rơ le có công tác on/off, có thể trực tiếp tắt mở khi cần thiết.
+ 4 cổng gồm: van an toàn, đồng hồ đo áp, đầu khí vào và đầu khí ra.
Bên trong thân rơ le còn có một bộ phận là ốc hiệu chỉnh có tác dụng tăng giảm áp suất. Mỗi nhà máy sẽ có cách lắp đặt vị trí của van toàn và đầu ra khí nén hợp lí theo nhu cầu sử dụng của mình.
Công dụng rơ le máy nén khí 3 pha
Tác dụng bảo vệ khi áp suất máy xuống quá thấp
Trong quá trình hoạt động, máy nén khí sẽ gặp một vài sự cố không mong muốn dẫn đến tình trạng áp suất của máy có thể bị giảm xuống quá mức cho phép, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động nén hơi của máy mà còn cả các thiết bị sử dụng khí nén khác. Vào lúc này, tác dụng của rơ le máy nén khí 3 pha là ngắt điện máy bơm ngay lập tức nhằm bảo vệ máy cũng như duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Quy trình hoạt động: 2 tiếp điểm của rơ le luôn luôn đóng trong trạng thái hoạt động bình thường. Nhưng khi áp suất của máy tụt giảm xuống mức thấp nhất, cùng với tình trạng lò xo giãn nở lớn hơn sẽ dẫn đến màng xếp của máy bị co lại, khi đó hai tiếp điểm sẽ tách ra và máy ngừng hoạt động. Bạn chỉ ấn nút reset, máy sẽ khởi động lại.
Tác dụng bảo vệ khi áp suất máy cao vượt quá mức cho phép
Cũng tương tự như trên, trong quá trình hoạt động khi áp suất đạt giới hạn lớn nhất, rơ le cũng sẽ tự động ngắt nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn và tránh xảy ra những sự cố chập cháy không mong muốn.
Quy trình hoạt động: quy trình làm việc của chúng tương đối đơn giản. Do rơ le máy máy nén khí được cấu tạo từ 3 tiếp điểm, nên khi hoạt động nếu áp suất máy tăng lên quá cao đạt tới giá trị lớn nhất đã được thiết lập sẵn thì màng xếp sẽ giãn ra và tạo nên một lực lớn hơn lực căng của lò xo. Nó tác động trực tiếp lên các tiếp điểm tách ra, dẫn đến máy nén khí tự động ngắt nguồn điện, đảm bảo an toàn khi vận hành.
Kiểm tra hiệu suất dầu máy nén khí
Đối với các máy trục vít, áp suất dầu trong các cacte luôn luôn thay đổi thường xuyên. Vì thế, chúng ta cần phải trang bị thêm rơ le nhằm bảo vệ động cơ của máy.
Nếu lượng dầu trong cacte không đủ, dây điện trở sẽ khiến thanh lưỡng tính kim loại nóng lên làm cho rơ le bật ra và máy sẽ ngắt nguồn điện. Lúc đó, rơ le sẽ cấp mạch nhằm báo lỗi sự cố. Nhưng nếu hiệu áp dầu trong cacte đầy đủ, thì rơ le sẽ không có bất kì phản ứng gì.
Cách điều chỉnh rơ le máy nén khí 3 pha
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng nên cân nhắc áp lực mình cần sử dụng là bao nhiêu để có thể điều chỉnh mức áp suất phù hợp.
Thông thường, những máy áp suất sử dụng nguồn điện 220V, rơ le máy nén khí thường được chỉnh với mức áp lực là 8kg. Đối với rơ le máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V thì được điều chỉnh áp lực là 12kg.
Thao tác điều chỉnh rơ le vô cùng đơn giản, người sử dụng chỉ cần mở nắp rơ le và vặn theo chiều kim đồng hồ nếu muốn tăng áp suất, nếu muốn giảm áp suất thì vặn ngược chiều kim đồng hồ.
Trên đây là những công dụng và cách điều chỉnh rơ le máy nén khí 3 pha. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để sử dụng thiết bị này thật hiệu quả.