Hướng Dẫn Cách Sửa Máy Nén Khí Piston

Máy nén khí Piston là một trong 2 loại máy nén khí phổ biến nhất hiện nay được người sử dụng nhiều nhất cùng với máy nén khi trục vít, máy nén khí Piston là loại máy nén khí nhỏ (máy nén khí mini) có công suất nhỏ, chúng ta thường gặp ở các tiệm sửa xe máy, xe ô tô, xe đạp… hay ở các nơi chung dùng để sơn xịt.

Chính vì sự thông dụng như vậy và người sử dụng cũng ít am hiểu về máy nén khí Piston nến hay xảy ra các sự cố nhỏ thay vì phải đưa tới các địa chỉ sửa máy nén khí thì người sử dụng hoàn toàn có thể tự sửa máy nén khí Piston tại chỗ nếu hiểu về các nguyên nhân của nó.

may nen khi piston

Với nhiều năm sửa máy nén khí Trung Tâm Nam Phát xin đưa ra một số lỗi thường gặp ở máy nén khí Piston và cách sửa máy nén khí Piston, những lỗi nghiêm trọng hơn bạn nên đưa đi sửa thôi nhé!!

> Xem thêm: Cách sửa máy nén khí trục vít

cau tao may nen khi Piston
Cấu tạo máy nén khí Piston

1/ Lỗi Máy nén khí Piston phát ra âm thanh lạ

Sau một thời gian sử dụng bắt đầu có tiếng ồn lạ phát ra có thể ở các lỗi sau

* Âm thanh bất thường ở các van
Nguyên nhân:
– Bị rò rỉ ở các ngõ vào và ngõ ra của các van
– Lò xo hoặc các tấm van bị hỏng
Cách sửa chữa khắc phục:
Siết chặt / thay thế

* Âm thanh bất thường ở xylanh
Nguyên nhân:
– Do va đập trên các tấm lót nhỏ và các mối nối.
– Các mối nối bị mòn gây va đập khi làm việc
– Bạc piston và các rãnh bạc đã quá mòn gây cọ sát khi nó làm việc.
– Sau khi sửa chữa, các sự cố bên ngoài hoặc các mảnh vỡ của các tấm van bên trong xylanh
Cách sửa chữa khắc phục:
– Kiểm tra và loại bỏ các sự cố bên ngoài và các mảnh vỡ

* Âm thanh bất thường trong hộp trục khuỷu
Nguyên nhân:
– Các bạc lót đã bị mòn, hoặc các mối ghép bulông bị lỏng gây ra va đập khi làm việc.
– Ổ bi đã bị mòn
– Bánh đà và then đã bị lỏng
Cách sửa chữa khắc phục:
– Thay bạc lót và siết chặt các mối ghép bulông.
– Kiểm tra và thay mới

cach sua may nen khi piston
Sửa máy nén khí Piston

2/ Các lỗi về van xả hay áp lực khí xả

* Áp lực quá cao hay tiếng kêu quá lớn ở van xả khí

Nguyên nhân:

– Áp suất được cài đặt thấp hơn giới hạn áp suất dưới
– Hỏng công tắc áp suất
– Hỏng van xả khí

Cách sửa chữa khắc phục:
– Hiệu chỉnh lại công tắc áp suất
– Kiểm tra / thay mới

*Lỗi không sinh ra áp lực khí

Khi bị lỗi này thì cần kiểm tra các van đường khí vào và đường khí ra có bị hỏng, bị tắc, bị bẩn không ? Nếu các van này bị tắc thì khí sẽ không được nén ở đầu ra mà sẽ bị dội ngược trở lại lọc khí.

* Áp lực xả quá cao
nguyên nhân:
– Hệ thống làm mát bên trong bị nghẽn
– Rò rỉ ở các van xả, hỏng các tấm van hoặc lò xo.

* Áp lực xả quá thấp
Nguyên nhân:

– Rò rỉ ở các van xả, hỏng các tấm van hoặc lò xo.
– Bộ lọc khí bị nghẽn
– Hỏng ron lắp trên nắp xylanh
– Các xéc-măng của piston được lắp quá chặt
– Rò rỉ ở các mối nối.

Cách sửa chữa khắc phục:
– Kiểm tra và sửa chửa
– Vệ sinh và thay thế

* Khí bị xả ra liên tục ở công tắc áp suất.

Nguyên nhân:

– van một chiều bị tắc nghẽn
– van một chiều bị hỏng

3/ Các lỗi khác thường gặp ở máy nén khí Piston

* Bị trượt dây đai
Nguyên nhân:
–  Áp lực làm việc quá cao
– Dây đai đã cũ
– Dây đai bị lỏng / trùng

* Đứt cầu chì, MCCB bảo vệ tác động
Nguyên nhân:
– Mất chế độ khởi động không tải (máy piston trên 11kw).
– Bi / bạc bị quá tuổi thọ.
– Kẹt piston.
– Chọn dòng cho thiết bị bảo vệ không phù hợp dòng làm việc máy nén.
– Lỗi đấu nối dây.
– Động cơ quá tải.
– Máy hoạt động quá tải do tải tiêu thụ lớn hơn công suất thiết kế/dò rỉ khí.
– Mặt bích phía trước và sau trục khuỷu quá chặt.
– Piston mắc điểm chết trên…

Cách sửa chữa khắc phục:
– Kiểm tra bi, bạc, trục khuỷu xem có tiếng kêu lạ những nguyên nhân kẹt Kẹt trục khuỷu, piston và xylanh, cọ sát làm tăng tải động cơ.
– Giảm tải cho máy nén khí (máy hoạt động liên tục quá lâu).
– Điều chỉnh dòng bảo vệ phù hợp với công suất máy nén.
– Thay đổi kiểu đấu dây.
–  Kiểm tra hệ thống không tải động cơ bao gồm công tắc áp suất, van điện từ, van xả không tải.

* Tốc độ nén giảm
Nguyên nhân:
– Tắt nghẽn đường ống dẫn khí
– Tốc độ quay giảm
– Mòn bạc piston
– Bộ lọc khí bị bám bẩn hoặc tắt nghẽn.
– Lỏng các van khí
– Hỏng khóa van

Cách sửa chữa khắc phục:
– Thay mới lọc gió
– Kiểm tra dây đai

* Động cơ quá nóng
Nguyên nhân:
– Cháy máy
– Hỏng ổ bi
– Sụt áp

* Lỗi máy không khởi động
nguyên nhân:
– Rơ le nhiệt không reset lại.
– Lỗi nguồn điện như mất nguồn, mất pha, điện áp thấp.
– Lỗi động cơ chính
– Áp lực cao do dây dẫn khí dài và mỏng.

Khi máy nén khí gặp lỗi này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là từ nguồn điện hoặc công tắc áp suất.

Cách khắc phục là kiểm tra lại nguồn điện như dây dẫn có bị đứt không, ổ cắm có bị lỏng không, điện áp cung cấp có đủ không, đối với máy 3 phase cần xem lại cân bằng phase hoặc đã đấu đúng pha không, có bị đảo phase không…

Ngoài ra có thể do 1 số nguyên nhân khác như hỏng mô tơ, hỏng rơ le áp xuất. Vì vậy cần kiểm tra xem công tắc áp suất có bị lỗi không, đa số các công tắc áp suất này có thể kiểm tra bằng cách nâng hạ cần gạt.

Một số máy nén khí piston cỡ lớn có cảm biến mức dầu thấp và cảm biến nhiệt độ cao. Cần kiểm tra xem máy nén khí có bị hết dầu máy nén khí không hoặc máy nén khí có bị nóng không. Sau đó cần ấn nút reset ( khởi động lại ) với các cảm biến này để nó chở về trạng thái ban đầu.

* Lỗi khởi động / động cơ không làm việc

Máy nén piston sử dụng công tắc áp suất sẽ có chế độ bảo vệ máy nếu áp suất trong bình tích lớn hơn ngưỡng đặt tối thiểu nó sẽ không khởi động nhằm bảo vệ máy nén. Đây không phải là lỗi kĩ thuật mà chỉ là chức năng bảo vệ của máy. Với trường hợp này bạn chỉ cần bật máy chế độ tự động sau khí áp suất trong bình tích khí giảm xuống mức áp suất cài đặt khởi động nó sẽ tự khởi động lại. Nếu bạn muốn khởi động ở chế độ bằng tay vui lòng xả hết khí trong bình tích.

* Hao hụt dầu bôi trơn.
Nguyên nhân:
– Mòn và hỏng xéc-măng dầu
– Mòn piston và xylanh
– Lắp sai xéc-măng dầu
– Sai vị trí các xéc-măng

Cách sửa chữa khắc phục:
– Kiểm tra xắp xếp lại tốt nhất là thay mới.

* Nhiệt độ không khí xả ra quá cao
Nguyên nhân:
– Hỏng ron giấy của xylanh
– Không khí lưu thông kém
– Nhiệt độ khí vào quá cao.
– Áp lực làm việc quá cao
– Do tích tụ bụi bẩn trong không khí ở các van và lò xo
– Chiều quay không phù hợp. Do máy piston thường tích hợp cánh quạt vào bánh đà. Ngoài việc làm mát kém còn có khả tuột ốc hãm bánh đà có nguy cơ gây tai nạn lao động.

* Áp suất không tăng lên hoặc không thể tăng lên khi đạt đến mức độ nhất định
Nguyên nhân:
– Khối van không làm việc
– Mất cân bằng và rò rỉ khí ở van
– Rò rỉ khí ở các xéc măng của piston
– Lớp phủ amiăng phù hợp.
– Rò rỉ khí ở các van xả khí.
– Lò xo của van khí không phù hợp.
– Van bị bám bẩn bởi bụi và carbon.
– Van an toàn bị rò rỉ khí.
– Rò rỉ khí ở các lỗ bắt vít.

Cách sửa chữa khắc phục:
– Kiểm tra vệ sinh với những chi tiết bị kẹt, cáo cặn, kênh, dò rỉ
– Thay thế đặc biệt với những chi tiết hao mòn như xéc măng, lá van

> Các lỗi thường gặp ở máy nén khí Piston và cách khắc phục sửa chữa đã chia sẻ tới các bạn hy vọng sẽ giúp ích khi máy nén khí của bạn bị hư hỏng hay các sự cố không quá nghiêm trọng.

Nếu máy bạn bị hư nặng không tự sửa được hãy liên hệ Trung tâm sửa máy nén khí Nam Phát – chúng tôi sẽ tư vấn và nhân viên kỹ thuật sẽ tới tận nơi kiểm tra và đưa ra hường giải quyết: http://namphattech.vn/sua-chua-may-nen-khi/

5/5 - (4 bình chọn)

One thought on “Hướng Dẫn Cách Sửa Máy Nén Khí Piston

  1. Pingback: So Sánh Máy Nén Khí Trục Vít Và Piston | Những Điểm Khác Nhau

Để lại một bình luận

0915 072 069
0915 072 069