Khi mua máy nén khí chúng ta cần quan tâm đến hai thông số kỹ thuật chính là áp suất làm việc và lưu lượng. Trong đó, việc cài đặt áp suất cho máy là công việc cài đặt cơ bản và quan trọng nhất.Vì để có được một chế độ làm việc ổn định cho máy nén khí và các thiết bị và dụng cụ sử dụng khí nén thì người dùng cần phải khống chế được áp suất của khí nén trong hệ thống. Vậy cài đặt áp suất cho máy nén khí như thế nào là hợp lí ? Những trình bày sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt và hiệu chỉnh áp suất cho máy nén khí một cách chi tiết nhất.
>> Xem thêm: Các lỗi thường gặp ở máy nén khí
Hướng dẫn cách điều chỉnh áp suất máy nén khí
Phụ thuộc vào model của bộ công tắc ấp suất. Một là có thể cài đặt áp suất với một bộ chênh áp cố định, hai là cài đặt áp suất theo nhu cầu sử dụng khí. Do hệ truyền động của máy nén khi thường sử dụng động cơ đồng bộ hoặc động cơ không đồng bộ roto với tốc độ qua không đổi nên việc điều chỉnh áp suất của máy có thể thực hiện được bằng cách đóng mở van xả trên máy.
1. Điều chỉnh áp suất thông qua Rơ-le
Rơ le là một trong những bộ phận không thể thiếu trong máy nén khí vì nó có nhiệm vụ bảo vệ máy nén khí, tự động ngắt và bật máy khi thiết bị đã đủ áp suất hay khi lượng khí trong bình thấp hơn mức cần dùng, Vì thế việc trang bị kiến thức điều chỉnh rơ le cho máy nén khí trục vít hay piston sẽ giúp thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.
Hình 2: Rơ-le của máy nén khí
– Đối với máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V thì các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 8kg, hay máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V thì các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 12kg và còn phụ thuộc vào áp lực cần sử dụng.
– Muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt, trước hết mở nắp rơ le ra, vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ nếu muốn tăng áp suất và vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất khí nén.
2. Điều chỉnh áp suất thông qua van chỉnh áp
Van chỉnh áp khí nén là bộ phận giúp điều chỉnh áp suất ở một trị số nhất định hay còn gội là van điều áp nhằm đảm bảo ổn định mức áp suất hoạt động cho thiết bị. Nó được sử dụng dưới các dạng khác nhau tùy theo yêu cầu của thiết bị. Có hai loại van hút: Van hút điều khiển máy nén khí ở chế độ tải/không tải và van hút điều khiển máy nén khí ở chế độ điều chế (modulation valve)
Hình 3: Van chỉnh áp
– Điều chỉnh áp suất không tải
+ Nới lỏng đai ốc khóa trên
+ Văn bu lông điều chỉnh áp lực không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại giảm áp suất không tải.
+ Siết đai ốc khóa trên.
– Điều chỉnh áp suất tải
+ Nới lỏng đai ốc khóa dưới.
+ Vặn đai ốc điều chỉnh chênh lêch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.
+ Siết đai ốc khóa dưới
– Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua modulation valve: Bằng cách chuyển đổi vị trí hay đóng mở, van điều khiển có thể điều chỉnh được dòng năng lượng, qua đó điều khiển chuyển động của dòng khí nén.
Với những thông tin như trên, mong rằng sẽ mang đến những hữu ích cho người dùng máy nén khí. chúng tôi hy vọng các bạn có thể sử dụng sản phẩm máy nén khí .một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
Pingback: Nhận Biết Và Cách Khắc Phục Nước Đọng Trong Dầu Máy Nén Khí - CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NAM PHÁT