Kinh Nghiệm Bảo Dưỡng Linh Phụ Kiện Máy Nén Khí Bạn Nên Biết

Thói quen, kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy nén khí nói chung và các linh kiện, phu kiện máy nén khí nói riêng là hết sức cần thiết để duy trì hoạt động ổn định cho máy nén khí tránh những hư hỏng xảy ra, đặc biệt là các lỗi nặng mà bạn phải bỏ ra số tiền để sửa máy nén khí.

>> Bài liên quan: Các Lỗi Thường Gặp Của Máy Nén Khí Và Cách Sửa Chữa

Máy nén khí có giá thành khá cao nên việc bảo dưỡng định kỳ nên quan tâm. Hầu hết các máy nén khí hư hỏng và hay xảy ra các lỗi thường gặp dù không nặng là từ việc không có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, máy chạy lâu năm, bụi bẩn bám đầy, các bộ phận trong động cơ không được chăm sóc…Nhiều năm sử máy nén khí, chuyên bảo trì bảo dướng máy nén khí chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí sau đây:

1/ Van điều chỉnh áp suất máy nén khí

Van điều chỉnh áp suất hay còn gọi là van điều áp máy nén khí là nơi để điều chỉnh áp suất đầu vào đến một giá trị ưng ý. Khi van điều khí hoạt động không còn được ổn định cần bảo dưỡng bằng những cách: Tháo xilanh trên van vào khí -Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra -Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới -Cuối cùng lắp lại cụm xi lanh.

van dieu ap may nen khi
van điều áp máy nén khí

2/ Bảo trì Bộ lọc dầu máy nén khí

Sau khi máy nén khí đã chạy được 500 giờ thì thay lọc dầu. Và từ những lần kế tiếp  thì cứ 1000 giờ thay một lần. Đối với những nơi đặt máy nén khí có nhiều bui bẩn thì khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng tả lọc bị tặc hoặc nghẹt, tức thì thay ngay. Dùng cà lê hoặc đai dây là tháo được. Khi lắp lại chỉ cần xoáy chặt bằng tay là được.

bo loc dau may nen khi
Bộ lọc dầu máy nén khí

3/ Bảo dưỡng Bộ tách dầu máy nén khí

Bộ tách dầu hay còn gọi là bộ phân ly dầu

Với bộ tách dầu thì thường thay sai 3000 giờ. Với những môi trường hay máy nén khí bụi bẩn lớn nên thay sớm hơn dự kiện. Máy nén khí lớn chỉ cần dùng cle tháo lắp thùng dầu, còn với máy nhỏ bộ tách dầu và thùng dầu nằm tách biệt nhau bạn chỉ cần tháo ra thay mới như tách dầu là được

Lưu ý khi thay tách dầu cần xả áp khí trong bình dầu qua van an toàn trước khi tháo. Cận trọng với đệm cao su nắp thùng dầu. Nếu đệm này đã biến chất không làm kín khi lắp lại cần thay luôn cùng tách dầu.

lo tach dau may nen khi
Bộ tách dầu máy nén khí

4/ Bảo dưỡng bộ lọc khí máy nén khí

Bộ lọc khí là nơi bụi bẩn bám vào rất nhiều làm cản khí sau một ca làm việc hoặc đèn báo lệch áp sáng đỏ thì tháo bộ lọc ra làm vệ sinh sạch mặt ngoài lõi lọc.

Cách làm vệ sinh bộ lộc khí: Dùng khí nén sức ép thấp thổi bên ngoài và bên trong, miệng đầu thổi cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm. Tuần tự thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh. Vệ sinh xong gõ lõi lọc xem còn bụi không. Nếu lõi lọc quá bẩn nên thay cái mới thường nhật cứ 1000 giờ thì thay. Trong trường hợp chưa kịp thay có thể dúng lọc vào dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng sau đó để khô và dùng tiếp.

bo loc khi may nen khi
Bộ lọc khí máy nén khí

5/ Bảo dưỡng Xilanh máy nén khí

Ở máy nén khí Piston gọi là van khí, khi van khí hoạt động không ổn định cần bảo dưỡng như sau:

-Tháo xilanh trên van vào khí

-Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra

-Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới

– Rốt cục lắp lại cụm xi lanh

Xilanh may nen khi

Lưu ý khi bảo dưỡng các linh kiện máy nén khí

– Nên tiến hành bảo dưỡng các linh kiện trước khi nó gặp sự cố (nếu hư thì gọ là sửa rồi không pải bảo dưỡng)

– Ưu tiên thay thế linh kiện trước khi nó đặt đến số giờ quy định bởi một số linh kiện chưa đạt số giờ chạy máy nhưng thời gian sử dụng (bao gồm thời gian chạy máy + thời gian nghỉ) kéo dài có thể làm tổn hại tuổi thọ của thiết bị.

– Đảm bảo ngắt điện ra khỏi hệ thống máy nén khí

– Khi tháo rời các bộ phận, đảm bảo xả hết áp lực khí bên trong hệ thống bằng áp lực không khí môi trường. Áp suất khi bên trong máy có thể phụt ra làm bắn bulong ống vít hoặc nổ gây ra tai nạn đáng tiếc cho người và hàng hóa vật tư xung quanh.

– Tiêu chuẩn minh họa cho tiêu chuẩn bảo trì điển hình. Việc bảo trì có thể yêu cầu ngắn hơn cho lần bảo trì tiếp theo tùy thuộc điều kiện môi trường và điều kiện xử dụng máy.

Một số căn chỉnh cơ bản cần biết

1/ Điều chỉnh hoặc cài đặt áp lực

– Với những máy cũ, máy nhỏ dùng công tắc áp lực. Công tắc này có 2 đinh ốc để điều chỉnh, một là đinh ốc điều chỉnh áp lực trên( áp lực ngắt máy). Xoay đinh vít theo chiều kim đồng hồ để nâng áp lực ngắt máy nên. Một đinh ốc khác là điều chỉnh lệch áp. Xoay ngược chiều kim đồng hồ để nâng khoảng cách lệch áp.

>> Ví dụ máy cài đặt mặc định áp làm việc là 7Mpa độ lệch áp là 2Mpa tức là khi máy nén đạt 8Mpa máy sẽ chuyển sang chế độ không tải và khi áp suất ra xuống đến 6Mpa máy sẽ nén khí trở lại. Bây giờ ta muốn máy hoạt động ở 8Mpa và 7Mpa là máy nén khí trở lại thì ta điều chỉnh áp suất làm việc (áp lực ngắt máy) từ 7Mpa nến 8Mpa và điều chỉnh đinh vít lệch áp là 1Mpa.

– Với máy nén khí hiện đại việc này hoàn toàn thao tác trên bảng điều khiển điện tử

2/ Điều chỉnh dây curoa

– Sau 30 giờ đầu tiên chạy máy, cần kiểm tra độ lỏng chặt của nó. Nếu lực căng không đủ thì điều chỉnh lại, cứ 1500 giờ tiếp theo kiểm tra và điều chỉnh một lần.

– Khi điều chỉnh lực căng dây, dùng đinh ốc điều chỉnh phần đế động cơ để dây curoa lỏng/ chặt theo mong muốn.

– Sau khi điều chỉnh, thay dây curoa không nên để dầu nhớt dính vào dây hoặc bánh dây để tránh dây bị trơn.

– Nếu cần thay dây nên thay đồng loạt, nếu thay một số sợi hoặc một sợi thì lực căng sẽ không đều.

– Sau khi điều chỉnh xong bánh động cơ và bánh trục vít phải nằm cùng một mặt phẳng, nếu không dây curoa nhanh mòn và tạo ra trấn động và tiếng ồn.

5/5 - (3 bình chọn)

One thought on “Kinh Nghiệm Bảo Dưỡng Linh Phụ Kiện Máy Nén Khí Bạn Nên Biết

  1. Pingback: Lịch Trình Bảo Dưỡng Các Loại Máy Nén Khí Định Kỳ - CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NAM PHÁT

Để lại một bình luận

0915 072 069
0915 072 069